Linus Pauling

Linus Pauling
Linus Pauling năm 1954
Sinh(1901-02-28)28 tháng 2 năm 1901
Portland, Oregon, USA
Mất19 tháng 8 năm 1994(1994-08-19) (93 tuổi)
Big Sur, California, USA
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpTrường nông nghiệp Oregon
Caltech
Nổi tiếng vìGiải thích bản chất của liên kết hóa họccấu trúc phân tử
Ủng hộ cho tiến trình ngừng sản xuất vũ khí hạt nhân
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học (1954)
Giải Nobel Hòa bình (1962)
Giải hòa bình Lenin (1968-1969)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học lượng tử
Hóa sinh
Nơi công tácThành viên trong khoa:

Caltech, 1927-63 UCSD, 1967-69 Stanford, 1969-75

Cộng tác viên:Center for the Study of Democratic Institutions, 1963-67
Luận ánThe Determination with X-Rays of the Structures of Crystals (1925[3])
Người hướng dẫn luận án tiến sĩRoscoe G. Dickinson
Cố vấn nghiên cứu khácArnold Sommerfeld[1]
Niels Bohr[1]
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngMartin Karplus
Jerry Donohue
Matthew Meselson
Edgar Bright Wilson
William Lipscomb[2]
Chú thích
Cho tới nay ông là người duy nhất dành cả hai giải Nobel một cách trọn vẹn
Cảnh báo: Page using Template:Infobox scientist with unknown parameter "residence" (thông báo này chỉ được hiển thị trong bản xem trước).
Ảnh tốt nghiệp năm 1922

Linus Carl Pauling (28 tháng 2 năm 1901 – 19 tháng 8 năm 1994) là nhà hóa học, nhà hóa sinh, nhà hoạt động vì hòa bình, tác giảnhà giáo dục người Mỹ. Ông được coi là một trong những nhà hóa học ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa học và được xếp vào nhóm những nhà khoa học quan trọng trong thế kỷ 20.[4][5] Pauling là một trong những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học lượng tửsinh học phân tử.[6]

Với đóng góp khoa học của mình, Pauling đã được trao giải Nobel Hóa học năm 1954. Năm 1962, vì các hoạt động hòa bình của mình, ông đã được trao giải Nobel Hòa bình. Điều này khiến ông trở thành một trong bốn cá nhân đã giành được nhiều hơn một giải thưởng Nobel (cho đến hiện tại). Đồng thời cũng là một trong hai người được trao giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (giải Hóa học và Hòa bình), người còn lại là nhà khoa học Marie Curie (Giải Vật lý và Hóa học), và là người duy nhất cho đến hiện tại trong lịch sử nhận trọn vẹn 2 giải thưởng Nobel mà không phải là nhận cùng với ai khác.[7]

Ông nổi tiếng với việc đấu tranh chống chạy đua vũ khí hạt nhân, quảng bá thuốc orthomolecular, phương pháp điều trị dùng mega-vitamin, chế độ ăn kiêng, và dùng vitamin C với liều lượng lớn. Những điều ấy đến hiện nay đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.

  1. ^ a b “A Guggenheim Fellow in Europe during the Golden Years of Physics (1926-1927)”. Special collections. Oregon State University Libraries. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ Linus Pauling tại Dự án Phả hệ Toán học
  3. ^ ———— (1925). The determination with x-rays of the structures of crystals (Luận văn) (bằng tiếng Anh). California Institute of Technology. doi:10.7907/F7V6-4P98. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ “The Scientific 100: A Ranking of the Most Influential Scientists, Past and Present”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ Horgan, J (1993). “Profile: Linus C. Pauling – Stubbornly Ahead of His Time”. Scientific American. 266 (3): 36–40. doi:10.1038/scientificamerican0393-36.
  6. ^ PMID 8090196 (PMID 8090196)
    Citation will be completed automatically in a few minutes. Jump the queue or expand by hand
  7. ^ Dunitz, p. 222.

Developed by StudentB